About

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Alexandro Querevalú



    
     Alexandro Querevalú
    Không sân khấu hoa mỹ và rườm rà, không clip âm nhạc hoành tráng và chỉn chu để đánh bóng tên tuổi, Alexandro Querevalú chỉ đơn giản là trình diễn trên đường phố cho người nghe thứ âm nhạc trong trẻo và chạm vào tâm hồn người nghe. Vẫn là những bản nhạc cổ điển hoặc hiện đại, nhưng qua cách phối khí đậm màu âm nhạc của người da đỏ cùng với việc sử dụng sáo antara của tộc người Inca và nhiều nhạc cụ dân tộc giản đơn khác, Alexandro Querevalú đã tạo ra thứ âm thanh có hồn, ám ảnh người nghe một cách ma mị.
     “Âm nhạc cũng giống như không khí. Chúng ta cần có nó, không phân biệt quốc gia, chủng tộc hay trang phục…”. Có lẽ vì thế mà Alexandro chỉ biểu diễn trên đường phố và hướng đến đại chúng để mọi người đều có thể cảm nhận được những âm thanh dung dị, mộc mạc mang sắc thái của tộc người da đỏ. Những tiếng thở nhịp nhàng của con người hòa quyện với tiếng sáo antara trong vắt như tiếng gió thổi trong những khu rừng đại ngàn.
    Đoạn video này là một trong những bản phổ và trình diễn của Alexandro Querevalú cho bài Promentory là nhạc phim “The last of the Mohicans”. Bài hát được cho là một niềm kiêu hãnh của những tộc người da đỏ. Trong trang phục thổ dân, cùng với việc sử dụng tiêu và nhiều nhạc cụ dân tộc giản đơn khác của người Inca cổ, Alexandro đã thổi hồn vào những giai điệu, dường như anh đã đem cả núi rừng hoang dã và những thổ dân huyền thoại trở lại ngay giữa lòng thành phố. Một sự kết hợp hoàn hảo để thưởng thức và khen ngợi.
    The lat of the Mohicans  - tác giả : Jame Fenimore Cooper (1789 – 1851) - Câu chuyện đầy cảm xúc và tình người.

    Một ông bố Chingachgook cho dẫu chỉ còn lại một mình, vẫn đầy khí phách tự hào “ Life is an obligation which friends often owe each other in the wilderness. Sống là một nghĩa vụ  mà những người bạn thường xuyên mắc nợ nhau, nơi thâm sơn cùng cốc.”
    Đây chính là thông điệp của “The Last Of The Mohicans,” một thông điệp được người Mohican trả giá bằng sinh mạng;  bởi vì họ muốn đề cao nghĩa vụ đấu tranh, tiêu diệt cái ác và sự hung tàn để bảo vệ những người vô tội, cho dẫu họ biết rằng bộ lạc Mohican sẽ có thể bị tiêu diệt, hay chỉ còn lại người cuối cùng.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

My All - Mariah Carey


          "My All" là một bài hát của ca sĩ người Mỹ Mariah Carey nằm trong album phòng thu thứ sáu của cô, Butterfly (1997). Nó được phát hành vào ngày 21 tháng 4, 1998 bởi Columbia Records như là đĩa đơn thứ tư và đĩa đơn thương mại thứ hai của album. Bài hát được sáng tác và sản xuất bởi Carey và Walter Afanasieff, bao gồm những âm hưởng của dòng nhạc La tinh.
          "My All" nhận được những phản ứng tích cực bởi các nhà phê bình âm nhạc đương đại và đạt những thành công thương mại tại nhiều thị trường khác nhau. Tại Hoa Kỳ, bài hát đã trở thành đĩa đơn quán quân thứ 13 của Carey trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Ở châu Âu, bài hát đạt hạng 4 tại Vương quốc Anh, và top 10 tại Bỉ (Wallonia), Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ.
          Lời bài hát :
          I am thinking of you In my sleepless solitude tonight
          If it's wrong to love you Then my heart just won't let me be right
        'Cause I've drowned in you And I won't pull through Without you by my side
Chorus :
         I'd give my all to have Just one more night with you I'd risk my life to feel Your body next to mine
        'Cause I can't go on Living in the memory of our song I'd give my all for your love tonight

        Baby can you feel me Imagining I'm looking in your eyes I can see you clearly Vividly emblazoned in my mind And yet you're so far Like a distant star I'm wishing on tonight

[Chorus]

         (I'd) give my all for your love tonight.

El Choclo - Nhịp điệu Tango huyền ảo

          El Choclo
          Vào cuối thế kỷ XIX, các bài tango chủ yếu là các giai điệu phổ biến trong giai cấp bình dân, thường là sáng tác tùy hứng, ít có cấu trúc bài bản.
          Khá nhiều bản tango đã ra đời trong cái bối cảnh đặc biệt của xã hội Achentina thời bấy giờ. Những bản nhạc thô tục nhất ít khi nào được ghi chép mà chỉ được truyền khẩu nên dễ bị mai một. Nếu có may mắn được lưu lại, thì bản nhạc cũng hiếm khi nào mà ghi tên tác giả.
         Khúc nhạc El Choclo do nhà soạn nhạc Angel Villoldo (tác giả của bài "El Porteñito") sáng tác vào khoảng những năm 1897-1898 và được diễn lần đầu tiên vào năm 1903. Theo sử sách, lời của bài hát đã được viết vào năm 1905.
        Trong thực tế, "El Choclo" là biệt danh của một tên ma cô chuyên cò mồi, dắt khách vào nhà chứa. Dựa vào một nhân vật có thật, với mái tóc vàng như râu ngô, tác giả Angel Villoldo phác họa cảnh dục vọng ái ân giữa hai nhân tình cũng như quan hệ giữa tên ma cô và cô gái điếm.
       
          Đến đầu những năm 1930, ca sĩ kiêm tác giả Juan Carlos Marambio Catan sửa đổi ca từ bài hát cho lần thu âm đầu tiên, nội dung trở nên tình tứ lãng mạn hơn, nói về tình yêu đôi lứa nhưng lại gạt qua một bên những hình tượng thanh tục. Phiên bản này sau đó rất ăn khách với giọng ca Angel Vargas. Trong ca từ, tác giả lược bỏ thủ pháp hoán dụ tài tình của bậc đàn anh là Angel Villoldo. Bản nhạc vì thế mà mất đi chiều sâu ban đầu do thiếu hẳn một cách đọc.
         Đến năm 1947, bài El Choclo lại có thêm một lời thứ ba trong tiếng Tây Ban Nha. Nhà thơ Enrique Santos Discépolo với cách dùng chữ trang trọng trau chuốt, lái hẳn nội dung của nguyên tác về một hướng khác. Tác giả nói về tình quê hương, những kỷ niệm thời thơ ấu để gợi lên tình cảm gắn bó của ông với đất nước, quê nhà thông qua biểu tượng của dòng nhạc tango, từ lúc khai sinh cho tới khi trở thành hình ảnh tiêu biểu của một quốc gia.
          Từ năm 1952 trở đi, bản nhạc El Choclo nổi danh trên khắp thế giới nhờ có thêm phiên bản tiếng Anh là Kiss of Fire (Nụ hôn rực lửa). Nhiều ca sĩ nổi tiếng quốc tế như Nat King Cole, Connie Francis, Louis Armstrong, Tony Martin, Georgia Gibbs … đều có thu âm bài này.
         Lối dùng ca từ trau chuốt của nhà thơ Enrique Santos Discépolo định hình khuôn thước của bài El Choclo, tất cả các phiên bản ghi âm trong tiếng Tây Ban Nha đều chọn lời thứ ba làm khuôn mẫu. Các bản dịch cũng ít nhiều gợi hứng từ lời này. Bài thơ của Enrique Discépolo được nhiều người tán tụng, trong đó có văn hào trứ danh Jorge Luis Borges khi ông cho rằng không có bài thơ nào viết về tango hay như bài thơ này.
          Không phải ngẫu nhiên mà tango từng được gọi là Vũ điệu của ác qủy, bời vì nó biểu hiện cho đam mê rực cháy lửa tình, con tim hừng hực dục vọng trong cái thời khai sinh, từ cái thuở nguyên thủy. Những giọng ca ‘‘thiên thần’’ sau đó nổi danh là ông vua hay bà hoàng của thể điệu này, biết lột tả cái hồn của tango do có kinh nghiệm từng trải với nỗi đau xác thịt.
          Những năm gần đây hơn thì có các phiên bản của Julio Iglesias, Helmut Lotti hay của Hugh Laurie. Còn trong tiếng Việt, nhạc sĩ Anh Bằng đặt lời cho bài này sau năm 1975, các phiên bản quen thuộc nhất là qua tiếng hát của Tuấn Ngọc phối theo điệu rumba, hay của Nguyên Khang phối theo tango.