About

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Để gió cuốn đi



Nhạc sĩ Trịnh công Sơn

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Đêm Thánh vô cùng

                                        Douce Nuit - Phiên bản Silent Night bằng tiếng Pháp.

          "Đêm Thánh vô cùng" hoặc "Đêm yên lặng" (Đức: "Stille Nacht"; Anh: "Silent Night") là một trong những ca khúc Giáng sinh nổi tiếng, với phần lời gốc do linh mục Josef Mohr viết bằng tiếng Đức và phần giai điệu do nghệ sĩ organ Franz Xaver Gruber sáng tác năm 1818, cả hai đều là người Áo. Phiên bản đang được sử dụng rộng rãi ngày nay có đôi chút khác biệt với nguyên bản của Gruber. Ca khúc này đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào tháng 3 năm 2011.

Franz Xaver Gruber, vẽ bởi Sebastian Stief (1846)

Bản "Silent Night" viết tay của Gruber
Joseph Mohr và Franz Gruber
         Ca khúc được sáng tác hoàn tất vào ngày 25 tháng 12 năm 1818 và được trình diễn lần đầu tại Nhà thờ Thánh Nicôla (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo. Linh mục Mohr viết lời cho bài hát từ năm 1816, nhưng mãi đến đêm vọng Lễ Giáng Sinh năm 1818 mới tìm gặp nghệ sĩ Gruber để nhờ soạn phần giai điệu cũng như phần phối âm cho đàn ghita. Có lẽ linh mục Mohr muốn có một ca khúc Giáng Sinh mới dành cho Thánh lễ nửa đêm Giáng Sinh, nhưng đàn phong cầm của nhà thờ đã bị hỏng. Lúc đầu, Gruber không đồng ý với đề nghị của Mohr vì e rằng giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được trình bày với đàn ghita, bởi lẽ lúc đó quy chế về nhạc cụ trình diễn thánh ca phải là phong cầm. Nhưng vì không còn sự lựa chọn nào khác, Gruber phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất. Lúc đầu, người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được trình bày với đàn ghita, nhưng chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát.
          Từ đầu thập niên 1900, Nhà thờ Thánh Nicôla bị lũ lụt tàn phá, thị trấn được dời lên một nơi an toàn hơn ở thượng nguồn dòng sông, một ngôi nhà thờ mới được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là Stille-Nacht-Gedächtniskapelle (Nhà nguyện Tưởng nhớ Ca khúc Đêm Yên Lặng) được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ cũ bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành nhà bảo tàng, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12.
          Mặc dù bản gốc của ca khúc đã bị thất lạc, một bản viết tay của Mohr đã được tìm thấy vào năm 1995, các nhà nghiên cứu xác định nó thuộc vào khoảng năm 1820. Điều này cho thấy linh mục Mohr đã viết lời bài hát vào năm 1816 khi ông được phân công đến một nhà thờ hành hương ở Mariapfarr (Áo), và phần nhạc được sáng tác bởi Gruber vào năm 1818. Đây là bản cổ nhất, cũng là bản viết tay duy nhất của Mohr. Giai điệu được sáng tác bởi Gruber chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo.

Bảo Tàng Đêm Yên lặng và Nhà nguyện Kỷ niệm tại Oberndorf
          Năm 1859, John Freeman Young (Giám mục Giáo phận Florida, Hoa Kỳ) cho ra đời bản dịch tiếng Anh của ca khúc, và nó trở thành bản được nhiều người biết đến nhất hiện nay. Nói chung, các phiên bản hiện nay có giai điệu được sử dụng thường là chậm, theo lối hát ru, có một chút khác biệt so với bản nguyên gốc của Gruber (đặc biệt là ở các dòng cuối cùng) có tiết tấu linh hoạt, gần như nhạc khiêu vũ. Ngày nay, lời và giai điệu ca khúc đã được đưa vào phạm vi công cộng của điều luật tác quyền
          Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm theo lối a cappella. Mặc dù được sáng tác bởi hai tín hữu Công giáo, bài hát này cũng có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Luther. Người ta tin rằng ca khúc Giáng Sinh này đã được dịch ra hơn 140 ngôn ngữ trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất mọi thời đại. Phần chuyển ngữ và đặt tựa tiếng Việt của nhạc sĩ Hùng Lân.
         Ca khúc này cũng từng được hát cùng một lúc bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Đức trong ngày hưu chiến đêm Giáng sinh  năm 1914 trong Chiến tranh thế giới thứ I, vì đây là một thánh ca mà các binh sĩ của cả hai bên của cuộc chiến đều biết.

                                              Đêm Thánh vô cùng - Ca đoàn Emmanuel

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Ludwig van Beethoven và Sonate ánh trăng

      
                                                            Ludwig van Beethoven

 
    Ludwig van Beethoven (sinh ngày 17-12-1770 mất ngày 26-03-1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo.
    Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.
    Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 1 cung Đô trưởng, năm 1800; bản giao hưởng số 2 cung Rê trưởng năm 1802; bản giao hưởng số 3 cung Mi giáng trưởng (Anh hùng ca năm 1804), bản giao hưởng Số 4 cung Si giáng trưởng, năm1806, bản giao hưởng số 5 cung Đô thứ (Định mệnh năm 1808); bản giao hưởng số 6 cung Fa trưởng (Đồng quê, năm 1807), bản giao hưởng số 7 cung La trưởng, năm 1812; bản giao hưởng số 9 cung Rê thứ (Thánh ca, năm 1824).
          Các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein, năm 1804), Khúc đam mê (Appasionata, năm 1805)... các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer... các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major... các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont... và vở Opera duy nhất Fidelio năm 1805, v.v.
    Năm 1781, Beethoven 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn.
    Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản "Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler". Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm
    Năm 1795, Beethoven bắt đầu nổi danh là một nghệ sĩ piano với bản Concerto cung Đô trưởng. Nhưng chẳng may từ năm 1780 ông bắt đầu bị lãng tai. Lúc đầu ông mất hết hy vọng nhưng rồi cố gắng thích nghi với điều kiện sống và bắt đầu tập trung tư tưởng tình cảm cao độ hơn bất cứ lúc nào hết trong sáng tác.
    Ngày 26 tháng 3 năm 1827, cơ thể đã gần như tê liệt.Tối hôm ấy, Ludwig van Beethoven đã trút hơi thở cuối cùng, ông đã vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc thương, đau xót của bạn bè, người thân. Đám tang của Beethoven có hàng ngàn người đưa tiễn.Và sau đó, toàn bộ tài sản Beethoven để lại, kể cả bản thảo, đều bị đem bán đấu giá. Tất cả đều rơi vào tay của hai nhà xuất bản sách là thương gia Gaflinger và Actari với giá rẻ mạt.
    
    Sonate Ánh trăng.
    Bản sonate viết cho đàn dương cầm số 14 op. 27 No. 2 ở cung Đô thăng thứ của Ludwig van Beethoven cũng được gọi là Bản Sonate Ánh trăng (Moonlight sonata (tiếng Anh), Mondscheinsonate (tiếng Đức). Beethoven đã đặt tên cho nó là Sonata quasi una Fantasia.
    Bản sonate chứa đựng những ý tưởng ảo diệu không thường thấy ở những bản Sonate khác, đặc biệt là phần cuối cùng là một phần rất khó sáng tác, vì thế đây là 1 bản sonate có kiểu nhịp độ và định thể không chính thống (vào thời điểm bấy giờ các bản sonate thường bắt đầu với tiết điệu nhanh). Nhưng bản Sonate ánh trăng lại bắt đầu với thể Adagio, phần giữa với Allegretto, phần cuối cùng cực kì nhanh:
1.    Adagio (cung Đô thăng thứ)
2.    Allegretto (cung Rê giáng trưởng)
3.    Presto agitato (cung Đô thăng thứ).
    Ludwig van Beethoven viết bản sonate này dành cho cô học sinh dương cầm 17 tuổi của ông Gräfin Giulietta Guicciardi (1784–1856) vào năm 1801 và sau khi ông mất vài năm thì bản sonate được nhà phê bình âm nhạc Ludwig Rellstab đặt cho cái tên phổ biến như bây giờ, ông đã so sánh bản nhạc với ánh trăng trên hồ Lucerne.
    Suốt cuộc đời Beethoven, bản Sonata Ánh trăng là bản nhạc viết cho đàn dương cầm nổi tiếng nhất của ông, giá trị của nó thể hiện bởi sự tự do trong sáng tác và những cảm xúc kì diệu đầy lãng mạn.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Nhạc sĩ Vũ đức Nghiêm

          
 
 
 
Gọi người yêu dấu - NS Vũ đức Nghiêm
Gọi người yêu dấu bao lần.
Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
Gọi người yêu dấu trong hồn.
Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.
Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương.

Người yêu dấu ơi, sao lòng se sắt đầy vơi?
Người yêu dấu ơi, thu về tim vẫn đơn côi.
Người yêu dấu ơi, khi ngàn sao đêm lấp lánh.
Tâm hồn bâng khuâng, nhớ ngày vui đã qua nhanh.

Thương đôi mắt sao trời lung linh.
Thương yêu ngón tay ngà xinh xinh.
Thương yêu dáng vai gầy thanh thanh.
Thương yêu vòng tay ghi xiết ân tình
Thương yêu dáng em buồn bơ vơ.
Thương yêu nét môi cười ngây thơ.
Thương yêu tóc buông lơi dịu dàng...
Thương em mong manh như một cành lan.

Gọi người yêu dấu xa vời.
Mà lòng lưu luyến bồi hồi.
Ngày biệt ly đành nhớ nhau thôi khi chiều nhẹ rơi...
Gọi người yêu dấu muôn đời.
Nghẹn ngào không nói thành lời.
Tình yêu xưa ngày tháng phai phôi biết bao giờ nguôi...

  Vũ Đức Nghiêm: ..."Tôi viết Gọi Người Yêu Dấu vào năm 1969 trong một cuộc phiêu lưu tình cảm. Khi viết xong, ca sĩ Thanh Lan ghé nhà chơi. Tôi đưa cho cô và may mắn Thanh Lan đã đem về hát ở Đài Truyền Hình và các Đài Phát Thanh.Từ đó nhạc phẩm đuợc giới trẻ biết đến. Tôi rất nhớ ơn Thanh Lan đã chắp cánh cho Gọi Người Yêu Dấu của tôi đuợc bay xa và bay cao. Lời 1 là hoàn toàn của tôi viết năm 1969. Sau đó thi sĩ Hoàng Anh Tuấn có viết lời 2. ...., tôi kết hợp lời của tôi và của Hoàng Anh Tuấn"

           Nhạc sĩ Vũ đức Nghiêm.
          Trong một khu vườn trăm hoa đua nở, thông thường những bông hoa sặc sỡ, hương thơm ngào ngạt hoặc có một kích thước dễ được nhìn thấy, thường được tự phô bầy ngay trước mắt khiến mọi người có thể nhận thức được ngay khi mới bước vào vườn hoa. Còn có những loài hoa với hương thơm nhẹ diụ quyến rũ và với những mầu sắc hài hoà thanh nhã, tuy đã hiện hữu cùng với những loài hoa khác, nhưng loài hoa hiếm quí này không dễ gì mà thấy chúng dễ dàng được?
          Trong vườn hoa âm nhạc, Vũ Đức Nghiêm là một trong những loài hoa hiếm quí ấy. Nhạc cuả ông thanh nhã, tiết điệu rất tuyêt vời, không quá cầu kỳ để trở thành diêm dúa lố bịch, nhưng cũng không giản dị mộc mạc thái quá để dễ bị đồng hoá với hình ảnh của người "nhà quê đi guốc mộc".
          Nhạc của
VĐN có một sức quyến rũ lạ thường rất dễ thông cảm, càng nghe càng thấm thía và thích thú. Nhạc cuả VĐN không ồn ào xô bồ, mà lãng đãng như mây trời, có khi như tiếng suối reo, có khi ầm ì như sóng biển vỗ trên ghềnh đá và đôi lúc tuôn trào như thác lũ. Cũng có chút thoáng buồn nhưng không cay đắng. Bằng thanh âm trầm bổng trong tiếng nhạc VĐN đã diễn tả tài tình một "Tình Yêu" thanh nhã, thật lãng mạn nhưng cũng không kém đam mê. Tình yêu qua nhạc VĐN quả thật là những bông hồng, những nụ hồng hiếm, thật đẹp, trân quí và nồng nàn cho "người yêu dấu".
          VĐN, một tên tuổi đi vào lòng người không bằng xảo thuật cuả thương trường âm nhạc, không bằng những quảng cáo ồn ào nặng mùi thương mại, mà bằng những nét nhạc trong sáng, nhẹ nhàng đầm ấm, rất dễ ru hồn người vào những cơn mộng ảo của "Tình Yêu."...
"Trích bài viết của Hương Kiều Loan".

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Leo Rojas và Pan Flute






           Theo thần thoại Hy Lạp, thần Pan là con trai của thần Hermes, vị thần sứ giả loan tin của các thần trên đỉnh Olympe và tiên nữ Driope. Khi sinh con ra, tiên nữ thấy đứa bé có hình thù quái dị nửa người nửa dê bèn bỏ chạy. Tuy nhiên, Hermes rất mừng vì có một đứa con trai, thần bế đứa bé lên Olympe nhờ các thần nuôi giúp. Lớn lên, thần Pan xuống trần bảo vệ những đàn gia súc của những người mục đồng, hộ vệ những tay thợ săn. Tuy bộ dạng khó coi nhưng tính tình của thần Pan rất vui vẻ, cởi mở.

          Thế rồi một ngày kia, trái tim của thần Pan bị mũi tên của thần Ái tình (Eros) làm cho rớm máu. Sống trong cảnh thơ mộng của núi rừng, thần Pan đâm ra thầm nhớ trộm yêu một tiên nữ tên Syrinx. Vì là tiên nữ tuỳ tùng của nữ thần Artemis nên Syrinx thích săn bắn, kiêu kỳ và từ chối mọi lời tỏ tình của các nam thần. Một hôm, thần Pan đang dạo chơi trong rừng chợt thấy nàng Syrinx liền bám theo. Sợ hãi vì dáng nửa người nửa dê của thần Pan, nàng Syrinx quay đầu bỏ chạy, nhưng thần Pan quyết đuổi cho bằng được. Đang chạy, Syrinx gặp con sông chắn trước mặt, nàng liền quỳ xuống khẩn cầu thần Sông cứu giúp. Chấp nhận lời cầu cứu của nàng trinh nữ, thần Sông liền biến nàng Syrinx thành một cây sậy mọc ven bờ.
          Khi thần Pan lao vào Syrinx tưởng chừng như đã ôm được nàng vào lòng, thì cũng là lúc Syrinx chỉ còn là một cây sậy mềm mại đang run bần bật. Buồn bã, thất vọng, thần Pan cắt cây sậy làm thành ống sáo. Từ đó trở đi, những người mục đồng thường nghe vang lên những tiếng sáo khi nỉ non thánh thót, khi rộn rã tưng bừng. Đó là tiếng sáo của thần Pan.


          Âm thanh của Pan Flute thật quyến rũ, mênh mông và đầy mê hoặc. Theo mình thì gọi là “sáo của thần Pan” quả thật không sai tí nào.
          Các bạn nghe thử Pan Flute qua tài nghệ của Leo Rojas trong một khúc nhạc rất nổi tiếng: Einsamer Hirte (the Lonely Shepherd - Mục tử cô đơn)


          Leo Rojas và tác phẩm "Now I feel alive...."

       


Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Alexandro Querevalú



    
     Alexandro Querevalú
    Không sân khấu hoa mỹ và rườm rà, không clip âm nhạc hoành tráng và chỉn chu để đánh bóng tên tuổi, Alexandro Querevalú chỉ đơn giản là trình diễn trên đường phố cho người nghe thứ âm nhạc trong trẻo và chạm vào tâm hồn người nghe. Vẫn là những bản nhạc cổ điển hoặc hiện đại, nhưng qua cách phối khí đậm màu âm nhạc của người da đỏ cùng với việc sử dụng sáo antara của tộc người Inca và nhiều nhạc cụ dân tộc giản đơn khác, Alexandro Querevalú đã tạo ra thứ âm thanh có hồn, ám ảnh người nghe một cách ma mị.
     “Âm nhạc cũng giống như không khí. Chúng ta cần có nó, không phân biệt quốc gia, chủng tộc hay trang phục…”. Có lẽ vì thế mà Alexandro chỉ biểu diễn trên đường phố và hướng đến đại chúng để mọi người đều có thể cảm nhận được những âm thanh dung dị, mộc mạc mang sắc thái của tộc người da đỏ. Những tiếng thở nhịp nhàng của con người hòa quyện với tiếng sáo antara trong vắt như tiếng gió thổi trong những khu rừng đại ngàn.
    Đoạn video này là một trong những bản phổ và trình diễn của Alexandro Querevalú cho bài Promentory là nhạc phim “The last of the Mohicans”. Bài hát được cho là một niềm kiêu hãnh của những tộc người da đỏ. Trong trang phục thổ dân, cùng với việc sử dụng tiêu và nhiều nhạc cụ dân tộc giản đơn khác của người Inca cổ, Alexandro đã thổi hồn vào những giai điệu, dường như anh đã đem cả núi rừng hoang dã và những thổ dân huyền thoại trở lại ngay giữa lòng thành phố. Một sự kết hợp hoàn hảo để thưởng thức và khen ngợi.
    The lat of the Mohicans  - tác giả : Jame Fenimore Cooper (1789 – 1851) - Câu chuyện đầy cảm xúc và tình người.

    Một ông bố Chingachgook cho dẫu chỉ còn lại một mình, vẫn đầy khí phách tự hào “ Life is an obligation which friends often owe each other in the wilderness. Sống là một nghĩa vụ  mà những người bạn thường xuyên mắc nợ nhau, nơi thâm sơn cùng cốc.”
    Đây chính là thông điệp của “The Last Of The Mohicans,” một thông điệp được người Mohican trả giá bằng sinh mạng;  bởi vì họ muốn đề cao nghĩa vụ đấu tranh, tiêu diệt cái ác và sự hung tàn để bảo vệ những người vô tội, cho dẫu họ biết rằng bộ lạc Mohican sẽ có thể bị tiêu diệt, hay chỉ còn lại người cuối cùng.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

My All - Mariah Carey


          "My All" là một bài hát của ca sĩ người Mỹ Mariah Carey nằm trong album phòng thu thứ sáu của cô, Butterfly (1997). Nó được phát hành vào ngày 21 tháng 4, 1998 bởi Columbia Records như là đĩa đơn thứ tư và đĩa đơn thương mại thứ hai của album. Bài hát được sáng tác và sản xuất bởi Carey và Walter Afanasieff, bao gồm những âm hưởng của dòng nhạc La tinh.
          "My All" nhận được những phản ứng tích cực bởi các nhà phê bình âm nhạc đương đại và đạt những thành công thương mại tại nhiều thị trường khác nhau. Tại Hoa Kỳ, bài hát đã trở thành đĩa đơn quán quân thứ 13 của Carey trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Ở châu Âu, bài hát đạt hạng 4 tại Vương quốc Anh, và top 10 tại Bỉ (Wallonia), Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ.
          Lời bài hát :
          I am thinking of you In my sleepless solitude tonight
          If it's wrong to love you Then my heart just won't let me be right
        'Cause I've drowned in you And I won't pull through Without you by my side
Chorus :
         I'd give my all to have Just one more night with you I'd risk my life to feel Your body next to mine
        'Cause I can't go on Living in the memory of our song I'd give my all for your love tonight

        Baby can you feel me Imagining I'm looking in your eyes I can see you clearly Vividly emblazoned in my mind And yet you're so far Like a distant star I'm wishing on tonight

[Chorus]

         (I'd) give my all for your love tonight.

El Choclo - Nhịp điệu Tango huyền ảo

          El Choclo
          Vào cuối thế kỷ XIX, các bài tango chủ yếu là các giai điệu phổ biến trong giai cấp bình dân, thường là sáng tác tùy hứng, ít có cấu trúc bài bản.
          Khá nhiều bản tango đã ra đời trong cái bối cảnh đặc biệt của xã hội Achentina thời bấy giờ. Những bản nhạc thô tục nhất ít khi nào được ghi chép mà chỉ được truyền khẩu nên dễ bị mai một. Nếu có may mắn được lưu lại, thì bản nhạc cũng hiếm khi nào mà ghi tên tác giả.
         Khúc nhạc El Choclo do nhà soạn nhạc Angel Villoldo (tác giả của bài "El Porteñito") sáng tác vào khoảng những năm 1897-1898 và được diễn lần đầu tiên vào năm 1903. Theo sử sách, lời của bài hát đã được viết vào năm 1905.
        Trong thực tế, "El Choclo" là biệt danh của một tên ma cô chuyên cò mồi, dắt khách vào nhà chứa. Dựa vào một nhân vật có thật, với mái tóc vàng như râu ngô, tác giả Angel Villoldo phác họa cảnh dục vọng ái ân giữa hai nhân tình cũng như quan hệ giữa tên ma cô và cô gái điếm.
       
          Đến đầu những năm 1930, ca sĩ kiêm tác giả Juan Carlos Marambio Catan sửa đổi ca từ bài hát cho lần thu âm đầu tiên, nội dung trở nên tình tứ lãng mạn hơn, nói về tình yêu đôi lứa nhưng lại gạt qua một bên những hình tượng thanh tục. Phiên bản này sau đó rất ăn khách với giọng ca Angel Vargas. Trong ca từ, tác giả lược bỏ thủ pháp hoán dụ tài tình của bậc đàn anh là Angel Villoldo. Bản nhạc vì thế mà mất đi chiều sâu ban đầu do thiếu hẳn một cách đọc.
         Đến năm 1947, bài El Choclo lại có thêm một lời thứ ba trong tiếng Tây Ban Nha. Nhà thơ Enrique Santos Discépolo với cách dùng chữ trang trọng trau chuốt, lái hẳn nội dung của nguyên tác về một hướng khác. Tác giả nói về tình quê hương, những kỷ niệm thời thơ ấu để gợi lên tình cảm gắn bó của ông với đất nước, quê nhà thông qua biểu tượng của dòng nhạc tango, từ lúc khai sinh cho tới khi trở thành hình ảnh tiêu biểu của một quốc gia.
          Từ năm 1952 trở đi, bản nhạc El Choclo nổi danh trên khắp thế giới nhờ có thêm phiên bản tiếng Anh là Kiss of Fire (Nụ hôn rực lửa). Nhiều ca sĩ nổi tiếng quốc tế như Nat King Cole, Connie Francis, Louis Armstrong, Tony Martin, Georgia Gibbs … đều có thu âm bài này.
         Lối dùng ca từ trau chuốt của nhà thơ Enrique Santos Discépolo định hình khuôn thước của bài El Choclo, tất cả các phiên bản ghi âm trong tiếng Tây Ban Nha đều chọn lời thứ ba làm khuôn mẫu. Các bản dịch cũng ít nhiều gợi hứng từ lời này. Bài thơ của Enrique Discépolo được nhiều người tán tụng, trong đó có văn hào trứ danh Jorge Luis Borges khi ông cho rằng không có bài thơ nào viết về tango hay như bài thơ này.
          Không phải ngẫu nhiên mà tango từng được gọi là Vũ điệu của ác qủy, bời vì nó biểu hiện cho đam mê rực cháy lửa tình, con tim hừng hực dục vọng trong cái thời khai sinh, từ cái thuở nguyên thủy. Những giọng ca ‘‘thiên thần’’ sau đó nổi danh là ông vua hay bà hoàng của thể điệu này, biết lột tả cái hồn của tango do có kinh nghiệm từng trải với nỗi đau xác thịt.
          Những năm gần đây hơn thì có các phiên bản của Julio Iglesias, Helmut Lotti hay của Hugh Laurie. Còn trong tiếng Việt, nhạc sĩ Anh Bằng đặt lời cho bài này sau năm 1975, các phiên bản quen thuộc nhất là qua tiếng hát của Tuấn Ngọc phối theo điệu rumba, hay của Nguyên Khang phối theo tango.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Carlos Santana

                           Ban nhạc Santana với tác phẩm "Evil Ways" - trong Đại hội Woodstock 1969.

          Carlos Augusto Santana Alves là một ca sĩ nhạc rock và nghệ sĩ ghita người Mỹ gốc Mexico đoạt giải Grammy. Santana trở nên nổi tiếng vào những năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 với ban nhạc của anh, ban nhạc Santana, đã tạo nên sự thành công to lớn của sự hòa trộn dòng nhạc rock, blues, salsa và jazz.
          Âm thanh của ban nhạc dựa vào những giai điệu trữ tình qua những âm thanh blue của guitar đối nghịch với bộ gõ Latin như chũm chọe và conga. Santana tiếp tục với phong cách đó cho đến những thập niên sau. Và anh đã tạo nên một sự hồi sinh rộng lớn vào cuối thập niên 1990. Tạp chí Rolling Stone đã xếp anh vào vị trí thứ 15 trong danh sách 100 tay guitar vĩ đại nhất vào năm 2003 (vị trí số 20 vào năm 2012).

                                      Carlos Santana với "Sampa Pa ti" tại Mexico năm 1993.

                                                              Oye Como va - Mexico 1993

                                                               
                                               Santana - Soul Sacrifice 1969 "Woodstock"

                                             
                                               Carlos Santana - ( Da Le ) Yaleo 1999

                                      Santana - Spririts Dancing In The Flesh - Mexico 1993

                                                                
                                     Santana - Black Magic Woman (Live at Montreux 2011)

                                  Mr Carlos Santana & his Wife (great drummer) Live 2011

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Đưa em tìm động hoa vàng-Duy Quang


(Nhạc: Phạm Duy - thơ: Phạm Thiên Thư)

Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau
Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau
Ðưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi
Sông này đây chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông
Nhớ xưa em chửa theo chồng
Mùa Xuân may áo, áo hồng đào rơi
Mùa Thu em mặc áo da trời
Sang Ðông lại khoác lên người áo hoa.

Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau
Thôi thì em chẳng còn yêu tôi
Leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng
Thôi thì thôi, mộ người tà dương
Thôi thì thôi nhé, đoạn trường thế thôi
Nhớ xưa em rủ tóc thề
Nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay
Ðợi nhau tàn cuộc hoa này
Ðành như cánh bướm đồi Tây lững lờ.

Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
Thôi thì thôi để mặc mây trôi
Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Thôi thì thôi, chỉ là phù vân
Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi
Chim ơi chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà
Mai ta chết dưới cội đào
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu.