Giao hưởng số 9, tác phẩm cuối cùng của Beethoven, đặc biệt chương cuối “Ode to joy” được đánh giá là đỉnh cao của văn minh nhân loại và được chọn làm thông điệp hòa bình và thân ái mà loài người gửi vào vũ trụ.
Bản giao hưởng này có lẽ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong tất cả các tác phẩm của âm nhạc cổ điển châu Âu, và được xem là một trong những kiệt tác của Beethoven, được soạn khi ông bị điếc hoàn toàn.
Ode to Joy (Khải hoàn ca) là một bài ode được nhà thơ và nhà sử học Friedrich Schiller viết vào năm 1785. Đến năm 1824, nó được Beethoven phổ nhạc trong chương thứ tư và cũng là chương cuối của bản giao hưởng số 9 của ông. Đến năm 1907, bản giao hưởng số 9 này được Henry van Dyke viết lời thánh ca và đặt tên là "Joyful, joyful, we adore Thee".
Các nhà nghiên cứu về nhạc sử và cả lịch sử của bản Giao hưởng số 9 có ghi lại nỗi thôi thúc của Beethoven vào lúc cuối đời. Ông muốn trút hơi thở cuối cùng của mình vào nhạc.
Hơi thở ấy là một khúc cuồng ca dữ dội, rồi lắng dịu thành lời ngợi ca thanh bình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét